Thêm một thìa muối ăn hoặc muối biển vào khoảng 200ml nước, dùng thìa đánh cho muối hòa tan. Sau đó, hít thở sâu và đổ từ 60~90 gam nước muối vào miệng, cẩn thận không nuốt. Ngẩng đầu lên (một góc 30 độ), chú ý không để nước muối vào họng, sau đó súc miệng trong 30 giây và nhổ hết nước muối ra.
Lặp lại việc súc nước muối chữa viêm họng cho đến khi bạn sử dụng hết 240ml nước muối. Lượng nước muối mỗi lần súc miệng khác nhau ở mỗi người, nhưng 240ml nước muối có thể chia ra súc từ 3-4 lần súc miệng, thực hiện liên tục. Hít thở sâu và súc miệng trong 30 giây mỗi lần.
Nếu không có sẵn nước muối, có thể dùng các dung dịch khác. Vì nước muối có thể gây ra cảm giác ngứa ran ở cổ họng nên nhiều người thường ngại súc miệng bằng nước muối. Bạn có thể chọn một dung dịch khác để súc miệng hoặc thêm một số loại tinh dầu vào nước muối để làm giảm mùi vị khó chịu. Các chất hoặc tinh dầu có thể được thêm vào như sau: giấm táo, 1-2 giọt tinh dầu tỏi, tinh dầu bạc hà,
Bạn có thể súc miệng mỗi giờ (hoặc vài giờ súc/lần) miễn là không nuốt nước muối, vì nước muối có thể làm cơ thể mất nước giống như cách nước muối hút nước từ các mô trong cổ họng.
SÚC MIỆNG BẰNG NƯỚC MUỐI CÓ THỰC SỰ GIẢM ĐAU HỌNG?
Vi khuẩn gây viêm họng - là những sinh vật đơn bào có thể nhân lên nhanh chóng nếu không được kiểm soát. Khi sự sinh sản của chúng vượt quá tầm kiểm soát và cơ thể không chống lại chúng, chúng có thể gây ra một số triệu chứng khá khó chịu như đau rát, sưng cổ họng, niêm mạc họng sưng đỏ, khô họng, cục amidan sưng to…
Vì sao súc nước muối có tác dụng chữa viêm họng?
Vậy tại sao mọi người khi bị viêm họng thường có thói quen súc nước muối? bởi đây là một phương pháp điều trị tại nhà dễ dàng, tiết kiệm. Khi súc nước muối thì nồng độ muối cao cũng giúp hút chất lỏng từ cổ họng. Cụ thể là chất lỏng dư thừa được đẩy ra ngoài. Các chất lỏng này vốn xuất hiện một cách tự nhiên trong quá trình nhiễm trùng và khi được loại bỏ ra khỏi mô, triệu chứng sưng có thể được giảm bớt, cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn.
Đồng thời, nước muối cũng là hoạt chất kháng khuẩn thiết yếu, việc súc nước muối sẽ giúp tạo ra một môi trường ít thích hợp hơn cho vi khuẩn sinh sống, do đó các triệu chứng khó chịu cũng sẽ ít xảy ra “ào ạt” hơn.
Súc miệng bằng nước muối có thực sự giảm đau họng?
Thực tế thì súc nước muối ấm loãng có thể tiêu diệt một số vi khuẩn. Tuy nhiên, rất nhiều chủng vi khuẩn hiện nay có khả năng chống lại mức muối nhẹ. Đó là một quan niệm sai lầm rằng nước muối sẽ tiêu diệt vi khuẩn trực tiếp. Súc miệng bằng nước muối vừa tạo ra môi trường mất nước vừa khiến vi khuẩn “tiềm ẩn” nguy hiểm.
Thật không may, nhiều trường hợp viêm họng nhiễm trùng cũng thường “mắc kẹt” trong hốc amidan. Điều này có nghĩa là chúng sẽ không tiếp xúc với môi trường miệng, vì vậy súc miệng bằng nước muối sẽ không đem lại hiệu quả.
Đó là chưa kể đến, nếu bạn pha muối với tỉ lệ không đúng, nước muối quá mặn thì khi súc miệng sẽ khiến niêm mạc họng mỏng manh dễ bị tổn thương, đau rát, vết loét lan rộng. Hơn nữa, nồng độ muối cao trong quá trình hút chất lỏng từ cổ họng quá nhiều sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào mất nước, họng khô rát và dễ tổn thương nặng nề hơn.
Do đó, đừng tùy tiện pha và súc miệng bằng nước muối chữa viêm họng. Hãy đến gặp chuyên gia Y tế để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng viêm họng, khắc phục triệu chứng và loại bỏ căn nguyên. Điều này là yếu tố quan trọng nhất để giúp bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa tái phát. Trong một số các trường hợp bác sĩ điều trị sẽ khuyên bạn kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch họng hơn!
VIÊM HỌNG KHI NÀO CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ
Viêm họng do rất nhiều các tác nhân gây ra, có thể là do nấm họng, nhiễm vi khuẩn, virus, viêm họng liên cầu khuẩn hoặc đôi khi là do biến chứng viêm amidan, viêm xoang sàng sau khiến dịch chảy xuống họng và gây viêm…Việc điều trị hết viêm họng cần dựa trên nguyên tắc “dùng đúng thuốc – chữa đúng bệnh”.
Do đó, nếu bạn cảm thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị viêm họng kéo dài hơn 3-5 ngày, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám: Rất khó để nuốt, đau họng, sưng họng; đau khi nhai nuốt và đau lan lên tai/ thái dương; xuất hiện máu trong nước bọt hoặc đờm; sưng amidan; ráy cổ và khàn giọng…
Nếu cơn đau họng kéo dài hơn một ngày, uống nước không đỡ hoặc kèm theo khó nuốt, khó thở… thì cần đến gặp bác sĩ thăm khám ngay lập tức.
Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu
** https://dakhoahoancautphcm.vn/suc-mieng-nuoc-muoi-chua-viem-hong-co-thuc-su-khoi-benh.html
0 Nhận xét